Coin

Nhận định các động thái của thị trường chứng khoán thế giới năm 2022

Năm 2021, thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua những cảm xúc thăng hoa khi các thị trường lớn nhỏ đều lập những đỉnh mới trong lịch sử. Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đạt hiệu suất ấn tượng với 02 con số (DJIA tăng 20,5%, S&P 500 tăng 28%, Nasdaq Composite tăng 24,8%).

Tuy nhiên điều này liệu có lặp lại vào năm 2022? Thị trường chứng khoán 2022 được dự đoán một kịch bản rất khác với năm 2021 với nhiều rủi ro mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt.

  1. Diễn biến thị trường chứng khoán trong đầu năm 2022

Ba tháng đầu năm 2022, thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua những đợt điều chỉnh giảm liên tục với những đợt hồi phục yếu và không đủ sức để kéo lại đà tăng cho các chỉ số.

–        DJIA giảm ~12%, S&P 500 giảm ~13,5%, Nasdaq Composite giảm ~20%

–      Nhật bản (Nikkei 225) giảm ~5,5%, Trung Quốc (CHCOMP) giảm ~16%, HK50 giảm ~20%, Hàn Quốc (KOSPI) giảm ~13,5%.

Tại thị trường Mỹ, các công ty công nghệ đóng góp một tỷ trọng lớn trong các chỉ số chứng khoán (~20% cho DJIA, 25% cho S&P 500 và 40% cho Nasdaq 100) có sự suy giảm mạnh đầu năm 2022, đặc biệt giá cổ phiếu tesla giảm đến ~36%, cổ phiếu FB giảm đến ~45%.

Khi mà dịch bệnh Covid là nguyên nhân chính dẫn đến những đợt suy giảm sâu và kéo dài cho năm 2020 và 2021 thì đầu năm 2022 lại là xuất phát từ những yếu tố khác. Nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc tăng lãi suất từ Fed và các ngân hàng trung ương, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.

Trong tuần 14/03-19/03/2022, thị trường chứng khoán thế giới cho thấy những dấu hiệu hồi phục mặc dù cuộc chiến giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết. Phản ứng tích cực từ thị trường với việc tăng lãi suất của Fed lần đầu từ năm 2018 nhằm bước đầu kìm hãm tình trạng lạm phát tăng cao cũng giúp cho tuần 3 của tháng 3 đóng cửa với kết quả khả quan hơn.

 Trước biến động nhanh chóng và khó lường của thị trường chứng khoán toàn cầu, việc đầu tư của người tham gia cũng trở nên rủi ro hơn, đặc biệt là việc giao dịch ở thị trường một chiều hoặc với thời gian T+1 hoặc T+2. Trader có thể lựa chọn các hình thức giao dịch 2 chiều và T+0 để tham gia với việc phân bổ nguồn vốn, đòn bẩy tài chính hợp lý để dễ dàng xử lý trong trường hợp giá đi ngược xu hướng dự đoán. 

 

Một trong những sàn giao dịch quốc tế theo hình thức CFD uy tín tại Việt Nam mà trader có thể lựa chọn là Mitrade (Tra cứu giấy phép) với đa dạng chỉ số chứng khoán quốc tế, cổ phiếu Mỹ, Úc và các sản phẩm tài chính khác.

  1. Dự đoán giá chứng khoán trong năm 2022 còn lại 

Khi các diễn biến thị trường còn nhiều biến động trong năm 2022 thì việc xu hướng giá chứng khoán có thể trở nên khó dự đoán.

Ngày 15/3/2022, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định về cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới khi kìm hãm đà phục hồi sau đại dịch và đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao, điều mà có thể gây ra tác động trong dài hạn.

Ngày 17/3/2022, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng cho rằng cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu khi giá cả hàng hoá, năng lượng, thực phẩm tăng cao và việc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá tiếp diễn do các trừng phạt kinh tế từ Mỹ và Châu Âu đối với Nga.

Theo nghiên cứu từ quỹ đầu tư Hartford Funds trong giai đoạn từ 1973 đến 2020, thì hiệu suất đầu tư từ thị trường chứng khoán có xu hướng giảm khi lạm phát tăng cao. Tuy nhiên một số ngành nghề sẽ vẫn bứt phá và đạt hiệu suất cao hơn.

Ngành năng lượng đánh bại lạm phát với hiệu suất 71% và đem về tỷ suất lợi nhuận trung bình thực hàng năm khoảng 9%. Doanh thu ngành gắn chặt với việc giá của sản phẩm hàng hoá năng lượng, một phần chính trong bức tranh lạm phát.

Các quỹ đầu tư uỷ thác vào cổ phiếu bất động sản cũng tăng trưởng 67% so với tỷ lệ lạm phát và tỷ suất lợi nhuận thực trung bình hàng năm đạt khoảng 4,7%.

Các ngành tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và chăm sóc sức khỏe thường có hiệu suất kém hơn trong thời kỳ lạm phát tăng cao.

Đối với ngành tài chính, lạm phát tăng cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các ngân hàng vì làm suy giảm giá trị hiện tại của các khoản cho vay mà được hoàn trả trong tương lai.

Như vậy, thị trường chứng khoán năm 2022 được dự đoán với sự phân hóa ngành nghề cao. Sự tăng trưởng đồng bộ lan toả toàn thị trường của năm 2021 sẽ không còn, thay vào đó là sự luân chuyển tiền tệ giữa các ngành được kỳ vọng trong từng giai đoạn theo diễn biến của thị trường.

Điều này cũng sẽ gây khó khăn cho những người mới tham gia thị trường với ít kiến thức và kinh nghiệm đầu tư. Tuy nhiên, cơ hội sẽ luôn luôn có cho những người sẵn sàng tham gia. Trước khi giải ngân nguồn vốn của mình, trader cần phải trang bị các kiến thức đầu tư cơ bản cho mình hoặc tham gia thực hành trải nghiệm đầu tư. Hiện nay có rất nhiều nguồn để trader có thể học chơi chứng khoán miễn phí như các mục Giáo dục và tài khoản Demo với tiền ảo sẵn có cho trader thực hành cung cấp bởi các website tài chính hay công ty môi giới chứng khoán như Tradingview, MiTrade, Investing.com…

  1. Những yếu tố cần lưu ý trong năm 2022

Để tham gia đầu tư chứng khoán hiệu quả thì trader cần phải bám sát thị trường để theo dõi các động thái mới nhất nhằm quản lý vị thế đầu tư và danh mục của mình. Dưới đây là một số yếu tố mà trader cần lưu ý trong năm 2022 bên cạnh các chính sách kinh tế và hoạt động ngành nghề và riêng từng doanh nghiệp:

– Chiến tranh Nga – Ukraine: Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vẫn đang tiếp diễn sang ngày thứ 23. Dù đã trải qua 04 cuộc đàm phán nhưng hai bên vẫn chưa có một thống nhất nào cho việc ngừng chiến. Cuộc chiến càng kéo dài thì tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu càng lớn. Theo dữ liệu từ Uỷ ban Châu Âu thì các quốc gia tại đây là phụ thuộc phần lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga (45% lượng khí đốt, 45% than và 25% lượng dầu mỏ). Ngoài ra, Nga và Ukraine còn chiếm 25% lượng xuất khẩu lúa mì trên toàn cầu. Lệnh trừng phạt và chính sách kinh tế giữa các quốc gia với Nga đang gây ra một biến động bất thường trong giá cả hàng hoá.

– Lạm phát: Trước khi cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine diễn ra thì tỷ lệ lạm phát tại nhiều quốc gia đã lên mức báo động, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu. Khi giá cả hàng hoá liên tục tăng cao từ đầu năm 2022 đến thì tình trạng lạm phát càng trở nên đáng lo ngại hơn. Nếu tỷ lệ lạm phát cao tiếp tục kéo dài có thể báo hiệu thời kỳ suy giảm kinh tế diễn ra.

– Lãi suất: Ngày 17/3/2022, Fed đã ra thông báo tăng lãi suất liên bang lên 0,25% và kế hoạch tăng lên 1,9% trước khi kết thúc năm 2022 nhằm đối phó với tình trạng lạm phát lên cao. Điều này cũng kéo theo việc điều chỉnh lãi suất ở các ngân hàng trung ương trên thế giới. Khi lãi suất tăng cao thì có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp, tiêu dùng và hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Dịch Covid-19: Mặc dù hiện nay dịch Covid-19 không còn đáng ngại với kinh tế thế giới vì tỷ lệ vacxin bao phủ rộng giúp cho việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc phát sinh các biến chủng mới vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Một minh chứng gần đây nhất là việc Trung Quốc, quốc gia với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang áp đặt lệnh phong toả nhiều khu vực vì số ca nhiễm tăng cao. Chính vì việc, việc theo dõi diễn biến dịch bệnh vẫn cần thiết để đánh giá tác động đến nền kinh tế thế giới.

Bạn cũng có thể thích

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.